NHỮNG CÁCH PHÂN LOẠI RÁC HIỆU QUẢ

NHỮNG CÁCH PHÂN LOẠI RÁC HIỆU QUẢ

Tại sao phải phân loại rác khi mà cũng đưa lên xe rác đi chung về bãi tập trung?

Quy trình thu gom rác hiện nay ở Việt Nam gần như thực hiện hành động phân loại rác tại nguồn mà chỉ phân loại hai loại cơ bản là vô cơ và hữu cơ lúc rác đã tới khu tập trung xử lý rác thải. Nhưng việc phân loại tại nguồn của từng cá nhân và hộ gia đình sẽ giúp giảm thiểu sức ép về môi trường lên các khu xử lý. Đặc biệt , lượng rác ở Việt Nam đang đứng top 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất Thế Giới, trung bình một ngày thải ra 1,8 triệu tấn rác nhựa .Điều đó gây áp lực rất lớn khiến phân loại ở các khu xử lý trở nên khó khăn, mà hầu hết sử dụng con người thay cho máy móc để xử lý. Một lượng rác dù có thể tái chế trực tiếp hoặc sử dụng làm phân bón vẫn sẽ ra khu chôn lấp, gây sự lãng phí về diện tích đất lẫn những mối hiểm họa về sức khỏe con người. 

Xem qua một số phương pháp lẫn kiến thức dưới đây để chính bạn có thể phân loại rác hiệu quả hơn nhé. 

Screen Shot 2022-05-20 at 9.42.02 PM.png

Ta có thể phân loại rác với ba dạng chính bao gồm: Vô cơ, Hữu Cơ và Tái Chế

Rác hữu cơ là những phần thực phẩm thừa, cá thịt, hay các loại rau củ trong bữa ăn hàng ngày  

Rác vô cơ là những vật như giấy vụn, nhựa, bìa các tông, kim loại, thủy tinh… 

Rác tái chế là những gần giống với rác vô cơ như chai nước nhựa, các cốc lọ đã qua sử dụng. Điểm khác biệt ở đây chính là tại loại rác này chúng ta có thể tái chế chúng một cách dễ dàng. 

Rác vô cơ

Screen Shot 2022-05-20 at 9.45.08 PM.png

Hiện tại, có 2 loại rác vô cơ có khả năng tái chế và khá phổ biến

- Vỏ hộp sữa cũ: có tiềm năng tái chế rất cao nếu được đưa đến những khu chuyên xử lý. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nó như 1 vật trang trí trong nhà như: làm hộp trồng cây, chậu hoa, làm giá treo nến, ống đựng bút,...

- Đối với Pin: 1 viên Pin bị vứt bừa bãi sẽ làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1 mét khối đất trong vòng 50 năm. Khi con người hấp thụ qua đường ăn uống hoặc hít thở, các độc tố phát tán từ pin có thể gây hại não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch.  Có 02 việc chúng ta phải lưu ý khi sử dụng pin: 


1) Hạn chế việc thải PIN 

♦ Đối với pin tiểu, bạn nên sử dụng loại pin sạc để sử dụng lại lên đến 1000 lần.

♦ Đối với pin điện thoại, bạn có thể tiết kiệm bằng cách sử dụng hợp lý, tắt máy khi ngủ. 

2) Thu gom PIN, mang đến các địa điểm tiếp nhận thu gom Pin để được chuyển đi xử lý theo quy định. 

TP HCM. 

UBND Phường 15, Quận 4 – 132 Tôn Thất Thuyết, P.15, Q.4

UBND Phường 17, Quận Phú Nhuận – 22 Nguyễn Văn Trỗi, P.17, Q. Phú Nhuận

UBND Phường 2, Quận Bình Thạnh – 14 Phan Bội Châu, P.2, Q. Bình Thạnh

UBND Phường 9, Quận 3 – 82 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3

Trung Tâm MM Mega Market An Phú – Khu B, KĐT mới An Phú – An Khánh, P.An Phú, Q.2

Cty Hanel Trading – 260A Điện Biên Phủ , Phường 7, Quận 3

Trung tâm bảo hành Canon Lê Bảo Minh – 95B-97-99 Trần Hưng Đạo, Q.1

Công ty BK Solar – 47 Lê Văn Thịnh, Q.2

Big C Q.7 – 99 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phú, Q.7

  • Hà Nội. 

Nhà văn hóa phường Nghĩa Tân – 45 phố Nghĩa Tân, phường Nghĩa Tân, Cầu Giấy

Chi cục Bảo vệ Môi trường – 17 Trung Yên 3 (địa điểm cũ là NVH phường Yên Hòa, đường Trung Kính)

UBND phường Quán Thánh – 157 Đội Cấn, Đội Cấn, Ba Đình

UBND phường Thành Công – 9 đường Thành Công,Thành Công, Ba Đình

Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội – 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân

UBND phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm – 02 Cổ Tân, P. Tràng Tiền, Q. Hoàn Kiếm

Cty Hanel Trading – Số 2 Chùa Bộc, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội

Trung tâm bảo hành Canon Lê Bảo Minh – 130A Giảng Võ, Ba Đình

Pin Hà Nội – 14 ngách 6 ngõ 106 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội

Rác hữu cơ

Hướng dẫn cách ủ rác hữu cơ

Rác hữu cơ là các loại rác dễ phân hủy như thức ăn thừa, rau củ quả, trái cây, bã trà, cà phê, cỏ, lá cây,… Những rác thải này sẽ được đem đi chế tạo thành phân bón. Có rất nhiều rác thải hữu cơ như:

  • Phế thải nông nghiệp: Như rơm, rạ, thân, cành hoặc lá cây không có giá trị sử dụng hoặc ít có giá trị.
  • Các loại rác thải là những nguyên liệu công nghiệp như: Vỏ cà phê, bã mía, vỏ lạc,…
  • Phế liệu giấy, sợi từ nhà máy giấy, nhà máy sợi,…
  • Phế thải từ những làng nghề chế biến tinh bột.
  • Thực phẩm đã bị hỏng hoặc thức ăn thừa: Như rau củ quả, thịt, cá, trứng,…
  • Phế thải trong sinh hoạt: Vải, sợi bông

Rác tái chế

photo_2022-05-20 21.26.38.jpegphoto_2022-05-20 22.01.34.jpegphoto_2022-05-20 21.26.45.jpeg